moreson_header_logo
0
Làm thế nào để chăm sóc tốt những chú Chó già? Và 9 điểm quan trọng cần phải lưu ý!

Làm thế nào để chăm sóc tốt những chú Chó già? Và 9 điểm quan trọng cần phải lưu ý!

2024-08-27

Khi Chó cưng càng lớn tuổi, càng có nhiều điều chúng ta cần phải để tâm. Và những căn bệnh chỉ xuất hiện khi chúng về già lại càng không được lơ là và bỏ qua.

Chăm sóc Chó già là một chủ đề đang được nhiều người quan tâm, vì chúng ta ai ai cũng đều mong muốn chúng có thể ở bên cạnh mình lâu hơn.

Vậy làm thế nào để đánh giá, đối diện với vấn đề cũng như chăm sóc chúng đây?

MỤC LỤC

1. Khi nào Chó bắt đầu về già?

2. Quan niệm 1: Không chỉ khi bị bệnh mới đi khám!

3. Quan niệm 2: Lão hóa ở Chó không đồng nghĩa với bệnh

3-1. Chỉ số 1: trọng lượng

3-2. Chỉ số 2: lượng cơ bắp

3-3. Chỉ số 3: tình trạng mất nước

4. Dấu hiệu lão hóa và tiền lâm sàng ở Chó

4-1. Thị giác

4-2. Thính giác

4-3. Lông và da

4-4. Sự thèm ăn

4-5. Tiểu tiện và đại tiện

4-6. Giấc ngủ

4-7. Sức sống

4-8. Miễn dịch

4-9. Thể lực

5. Suy giảm nhận thức do quá trình lão hóa

6. Đánh giá tình trạng suy giảm nhận thức ở Chó

7. Chủ nuôi có thể làm gì nếu Chó cưng dần già đi và không thể đi lại được?

7-1. Hỗ trợ y tế và phục hồi chức năng

7-2. Thiết bị hỗ trợ di chuyển và chống trượt

7-3. Tránh để Chó liên tục nằm dưới sàn

7-4. Vấn đề vệ sinh

8. Tài liệu tham khảo

Khi nào Chó bắt đầu về già?

Một chú Chó được xem là đã già khi đạt đến một độ tuổi nhất định. Thông thường, Chó nhỏ bắt đầu lão hóa nhanh từ 11 tuổi, Chó trung bình từ 9 tuổi, Chó lớn từ 7 tuổi, và Chó cỡ cực lớn từ độ 5-6 tuổi.

Khi nào Chó bắt đầu già đi Moreson

Dù trong quá khứ Thú cưng của bạn có khỏe mạnh như thế nào thì quá trình lão hóa là hiện tượng sinh lý không thể tránh khỏi.

Khi tuổi tác tăng lên, sức mạnh và sinh lực của Chó sẽ không tránh khỏi sự khác biệt so với chúng khi còn trẻ.

Tương quan độ tuổi giữa Chó với người Moreson

Quan Niệm 1: Không chỉ khi bị bệnh mới đi khám!

Chúng ta nên thống nhất một quan niệm rằng: không phải khi Chó bị bệnh mới đưa đi khám, mà là để phòng bệnh nên chúng ta mới đưa chúng đến bác sĩ thú y.

Điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc sức khỏe cho Chó là xử lý các vấn đề sớm nhất có thể. Chúng ta nên quan sát kỹ các biểu hiện thay đổi của Chó để không bỏ qua những dấu hiệu của quá trình lão hóa.

Không phải khi Chó bị bệnh mới đưa đi khám, mà chúng ta cũng nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để phòng bệnh - Moreson

Quan Niệm 2: Lão hóa ở Chó không đồng nghĩa với bệnh

Còn một quan niệm vô cùng quan trọng là: Chó già không có nghĩa là bị bệnh, và bệnh không có nghĩa là già!

Tuy khả năng bị bệnh sẽ càng cao khi tuổi càng tăng, nhưng điều đó không có nghĩa là Chó không thể được điều trị hoặc cải thiện.

Ví dụ, những biểu hiện chúng ta có thể quan sát được như: đi lại chậm chạp, kén ăn, thân hình gầy gò, lông không còn bóng khỏe.

Chó lớn tuổi không có nghĩa là bị bệnh, và bệnh không có nghĩa là đã lớn tuổi - Moreson

Tiếp theo, Moreson sẽ chỉ cho mọi người một số chỉ số để bạn có thể tự đánh giá quá trình lão hóa của Chó cưng ngay tại nhà:

Chỉ Số 1: Trọng lượng

Cân nặng của Chó già liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Ví dụ, đối với một chú Chó nặng 10kg, chỉ cần giảm 1kg đã là rất nhiều. Việc giảm 1kg trên cân nặng 10kg tương đương với tỷ lệ 10%. Tương tự, nếu một người nặng từ 50-60kg giảm đi 5-6 kg cũng sẽ là một con số khá lớn.

Vì vậy, nếu thấy tình trạng một chú Chó nặng 10kg đột nhiên giảm hẳn đi 1kg, hãy cảnh giác vì đó là một mức giảm đáng kể đấy.

→ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thể trạng gầy gò, có thể là do thiếu dinh dưỡng hoặc Chó có những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như bệnh thận, tiểu đường, v.v.

Quan sát dấu hiệu lão hoá ở chó lớn tuổi bằng chỉ số trọng lượng - Moreson

Chỉ Số 2: Lượng Cơ Bắp

Có thể đánh giá lượng cơ bắp của Chó già bằng chỉ số "Muscle Condition Score" (MCS).

Tập trung vào phần cơ lưng, đặc biệt là hai bên của xương sống. Bạn có thể nhẹ nhàng ấn vào để tự kiểm tra và đánh giá. Đối với Chó khỏe mạnh, cơ bắp ở phần này sẽ rất săn chắc và đàn hồi.

Khi Chó già gầy đi, bạn sẽ thấy phần xương sống lộ ra rõ hơn và cơ lưng bắt đầu giảm đi sự săn chắc, cảm giác khi nhấn vào sẽ mỏng manh hơn và không có độ đàn hồi.

Điều này cho thấy Thú cưng có thể đang gặp các vấn đề về dinh dưỡng hoặc có những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn bên trong cơ thể.

→ Đề xuất chủ nuôi nên theo dõi cân nặng của Chó cưng hằng tuần tại nhà. Nếu tỷ lệ giảm cân đạt đến mức 10%, hãy thảo luận với bác sĩ thú y xem liệu chế độ ăn uống có vấn đề gì hay không.

Quan sát dấu hiệu lão hoá ở chó lớn tuổi bằng lượng cơ bắp - Moreson

Chỉ Số 3: Tình Trạng Mất Nước

Tình trạng mất nước ở Chó già có thể được kiểm tra bằng cách kéo da của chúng.

Bình thường, da của Chó sẽ có tính đàn hồi và nhanh chóng trở lại vị trí ban đầu khi bạn kéo

Bạn cũng có thể kiểm tra độ ẩm trong phần lợi của Chó. Bình thường, lợi sẽ khá ẩm ướt khi chạm vào. Nhưng nếu nó khô hơn bình thường, có thể Chó đang bị mất nước.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nước. Nguyên nhân đầu tiên, và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, chính là không uống đủ nước. Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, bệnh thận hay bệnh Cushing cũng có thể gây ra tình trạng này.

Bạn cũng có thể bắt đầu quan sát xem Chó cưng uống nước có đủ không, có vấn đề gì liên quan đến chân cẳng, hay trong miệng có xuất hiện các mảng cao răng không, v.v.

Đây là những tiểu tiết bạn có thể nhận thấy trong cuộc sống hằng ngày. Quan trọng là khi bạn nhận ra, hãy hành động và thay đổi ngay, nếu không, tình trạng của Chó cưng có thể sẽ trở nên tệ hơn đấy.

Quan sát dấu hiệu lão hoá ở chó lớn tuổi bằng tình trạng mất nước - Moreson

Dấu hiệu lão hóa và tiền lâm sàng ở Chó

Trước khi Thú cưng bước vào giai đoạn lão hóa, chúng ta có thể tìm hiểu trước các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của các bệnh thường gặp ở Chó già. Bằng cách này, khi có những vấn đề đột ngột liên quan đến sức khỏe, chúng ta cũng sẽ không rơi vào tình trạng lúng túng, hoảng sợ.

Mặc dù không phải tất cả dấu hiệu lão hóa đều liên quan trực tiếp đến bệnh tật. Nhưng nếu có thể đồng thời chú ý các dấu hiệu lão hóa và bệnh tật, cũng như duy trì sự cảnh giác và có những hành động kịp thời, chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của Thú cưng tốt hơn đấy. (Nguồn 3,4)

9 dấu hiệu lão hoá và bệnh ở Chó lớn tuổi - Moreson

1. Thị Giác

Dấu hiệu lão hoá và bệnh của thị giác ở Chó lớn tuổi - Moreson

2. Thính Giác

Dấu hiệu lão hoá và bệnh của thính giác ở Chó lớn tuổi - Moreson

3. Lông và Da

Dấu hiệu lão hoá và bệnh của lông và da ở Chó lớn tuổi - Moreson

4. Sự Thèm Ăn

Dấu hiệu lão hoá và bệnh của sự thèm ăn ở Chó lớn tuổi - Moreson

5. Tiểu Tiện và Đại Tiện

Dấu hiệu lão hoá và bệnh của tiểu tiện và đại tiện ở Chó lớn tuổi - Moreson

6. Giấc Ngủ

Dấu hiệu lão hoá và bệnh của giấc ngủ ở Chó lớn tuổi - Moreson

7. Sức Sống

Dấu hiệu lão hoá và bệnh của sức sống ở Chó lớn tuổi - Moreson

8. Miễn Dịch

Dấu hiệu lão hoá và bệnh của miễn dịch ở Chó lớn tuổi - Moreson

9. Thể Lực

Dấu hiệu lão hoá và bệnh của thể lực ở Chó lớn tuổi - Moreson

Suy giảm nhận thức do quá trình lão hóa

Khi Chó cưng bước vào giai đoạn tuổi già, chúng có thể trải qua tình trạng suy giảm nhận thức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự suy giảm này xuất hiện là do những thay đổi về chức năng não bộ trong quá trình lão hóa của Chó.

6 vấn đề suy giảm nhận thức của Chó lớn tuổi - Moreson

Qua đó, chúng có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bao gồm: (Nguồn 5)

  1. Suy giảm trí nhớ: Chó có thể bắt đầu quên những việc quen thuộc như tên của người thân, các địa điểm thân thuộc hay các hoạt động thường ngày
  1. Khả năng học hỏi giảm: Năng lực tiếp thu của Chó trở nên kém hơn, gặp khó khăn trong việc nắm bắt các chỉ dẫn hoặc kỹ năng mới
  1. Khả năng định hướng giảm: Chó có thể bị lạc hoặc dễ lẫn lộn phương hướng
  1. Sự tập trung giảm: Chó có thể trở nên hoang mang, dễ bị phân tâm hoặc ít phản ứng với các kích thích xung quanh
  1. Tương tác xã hội giảm: Chó ít thể hiện sự hứng thú với các hoạt động và trò chơi, trở nên ít quan tâm đến con người cũng như động vật khác, thậm chí có phần ẩn dật.
  1. Rối loạn giấc ngủ: Chó có thể trở nên bồn chồn, tăng động và không thể ngủ yên vào ban đêm

Đánh giá tình trạng suy giảm nhận thức ở Chó

Ngoài những thay đổi về mặt hành vi như mất năng lượng và suy giảm trí nhớ, Chó già còn có thể gặp các vấn đề về mặt cảm xúc như: cảm giác lo lắng, bất an và có những biểu hiện sợ hãi, hoảng loạn.

Để đánh giá mức độ của tình trạng này, bạn có thể sử dụng bảng chẩn đoán suy giảm nhận thức ở Chó. Đây là một công cụ hữu ích giúp chủ nuôi và bác sĩ thú y có cái nhìn toàn diện về tình trạng của Chó cưng, từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Chẩn đoán tình trạng suy giảm nhận thức ở Chó - Moreson

Bảng chẩn đoán suy giảm nhận thức ở Chó

Với mỗi tiêu chí từ 1 đến 5, hãy chọn mô tả phù hợp nhất với tình trạng Chó cưng của bạn. Sau đó, hãy cộng điểm tất cả các tiêu chí để đánh giá mức độ tình trạng. (Nguồn 6) Tổng hợp tất cả các mức độ trên, có thể đưa ra chẩn đoán về tình trạng suy giảm nhận thức như sau:

Đánh giá độ ngon miệng và tình trạng tiêu chảy ở Chó - Moreson
Đánh giá mức độ hoạt động ở Chó - Moreson
Đánh giá đi lùi và khả năng thay đổi hướng đi ở Chó - Moreson
Đánh giá trạng thái di chuyển ở Chó - Moreson
Đánh giá trạng thái bài tiết ở Chó - Moreson
Đánh giá cơ quan cảm giác ở Chó - Moreson
Đánh giá tư thế ở Chó - Moreson
Đánh giá tiếng kêu ở Chó - Moreson
Đánh giá biểu hiện tình cảm ở Chó - Moreson
Đánh giá hành vi quán tính ở Chó - Moreson
Đưa ra chẩn đoán về suy giảm nhận thức ở Chó lớn tuổi - Moreson
  1. Dưới 30 điểm: Chó già ở trạng thái bình thường
  1. Từ 31 đến 49 điểm: Chó già xuất hiện các dấu hiệu suy giảm nhận thức
  1. Trên 50 điểm: Chó già mắc phải tình trạng suy giảm nhận thức

Quá trình lão hóa và mức độ thoái hóa của mỗi chú Chó đều không giống nhau. Khi nhận thấy Chó có những thay đổi rõ ràng về mặt hành vi hay có triệu chứng suy giảm nhận thức, bạn có thể cung cấp kết quả đánh giá này cho bác sĩ thú y để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ phù hợp.

Suy giảm nhận thức ở Chó không đáng sợ, vì đây là quá trình mà mọi chú Chó đều phải trải qua trong cuộc đời.

Việc chúng ta có thể làm là chăm sóc và cung cấp các phương pháp điều trị phù hợp trong giai đoạn này, để giúp Chó cưng có cuộc sống an bình và hạnh phúc hơn!

Chủ nuôi có thể làm gì nếu Chó cưng dần già đi và không thể đi lại được?

Chúng ta đều phải đối mặt với tình trạng này, đặc biệt ở các giống chó lớn như Chó Labrador, Chó Golden Retriever, v.v

Tình trạng này thường xảy ra ở các chú Chó lớn trên 12-13 tuổi. Chúng sẽ khó có thể tự đứng dậy hoặc chỉ đi được vài bước rồi lại yếu chân và ngã.

Hỗ trợ y tế và phục hồi chức năng

Trong lĩnh vực y tế, có nhiều việc có thể được thực hiện. Trước hết, chúng ta sẽ loại trừ các bệnh tiềm ẩn có thể gây ra tình trạng này, chẳng hạn như thoái hóa khớp hoặc các vấn đề về thần kinh và cơ bắp.

Nếu đã loại trừ được những vấn đề này, bạn có thể kết hợp thêm các biện pháp bổ trợ như tắm nước ấm hoặc điều trị phục hồi bằng laser. Trong y học cổ truyền, châm cứu cũng có thể giúp cải thiện khả năng vận động của Chó.

Tuy nhiên, đáng tiếc là việc điều trị liên tục không phải lúc nào cũng giúp duy trì được khả năng di chuyển của Chó.

→ Nếu đã thực hiện tất cả các biện pháp điều trị một cách đầy đủ mà không thấy có sự cải thiện, chủ nuôi sẽ phải dành rất nhiều tâm huyết và công sức để chăm sóc chúng đây.

Thiết bị hỗ trợ di chuyển và chống trượt

Nếu Chó khó đi lại, bạn có thể cân nhắc sử dụng các thiết bị trợ giúp để hỗ trợ chúng trong sinh hoạt hằng ngày.

Ngoài ra, việc chống trơn trượt cũng rất quan trọng. Ví dụ, sàn nhà của bạn được làm bằng gạch men trơn láng, việc này sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng trơn trượt, từ đó gây tổn hại đến cơ xương của Chó cưng.

Đặc biệt, trong khu vực phòng tắm, nên tránh cho Thú cưng bước vào để không gặp tình trạng giẫm phải nước và té ngã.

Từ phòng ngủ, phòng khách đến phòng tắm, mọi ngóc ngách trong nhà đều cần có biện pháp chống trượt phù hợp.

Tránh để Chó liên tục nằm dưới sàn

Ở những nơi Chó nằm, khi chúng không thể đi lại được, thời gian tiếp xúc với mặt sàn có thể kéo dài, thậm chí lên đến 10-20 giờ mỗi ngày.

Việc nằm liên tục như thế khiến các cơ bắp và khớp phải chịu áp lực, dẫn đến tình trạng loét do tỳ đè.

Một khi tình trạng này xuất hiện, chất lượng sống của Chó sẽ bị suy giảm đáng kể bởi những cảm giác đau đớn mà nó mang lại.

Để phòng ngừa, việc lựa chọn nệm đệm cho Chó khi nằm là rất quan trọng. Bạn có thể cân nhắc sử dụng nệm chống loét.

Nhưng vẫn phải nhớ trở người cho Chó cưng mỗi 3-4 giờ. Nếu không lật thường xuyên, khớp khuỷu tay, khớp vai và khớp hông sẽ dễ bị loét do tỳ đè.

Vấn đề vệ sinh

Ngoài ra, việc giữ vệ sinh cho Chó cũng vô cùng cần thiết. Nếu không vệ sinh tốt cho những chú Chó già hoặc Chó bị bại liệt, chúng có thể bị tình trạng viêm niệu đạo (do tiếp xúc lâu với nước tiểu) hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Theo khuyến nghị, bạn nên cạo một chút lông ở vùng dưới của Chó, hoặc thường xuyên vệ sinh quanh bộ phận sinh dục, để tránh các vấn đề nhiễm trùng.

Tài liệu tham khảo (1-5: Tư liệu, 6: Sách chuyên ngành)

  • "Quantitative translation of dog-to-human years: Case studies on diabetes and osteosarcoma" - Science Advances, 5(8), eaav3654
  • "Aging changes in dogs over 10 years: Skeletal, thoracic, and body composition variables" - Journal of Veterinary Internal Medicine, 24(3), 533-542
  • "Cognitive Dysfunction in Dogs: A Multidisciplinary Perspective" - Veterinary Clinics of North America: Small Animal Practice, 42(4), 749-768
  • "Behavioral changes associated with aging in dogs" - Journal of the American Veterinary Medical Association, 241(5), 596-601
  • "Geriatric behavior problems" - The Veterinary Clinics of North America. Small Animal Practice, 21(2), 267-277
  • "Encyclopedia of Dog Science" - Editorial Committee of the Japanese Society of Clinical Veterinary Medicine

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

moreson_footer_logo
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC RENHE
MST: 0315096425
ISO certficationsHACCP certficationsFSSC certfications

09 3333 0288

07 7828 8828

bo-cong-thuong-logo

Đăng ký email.

Nhận những kiến thức bổ ích và thú vị về Chó và Mèo từ Moreson.

Dành cho ChóDành cho MèoCẩm Nang Chó MèoTài khoản của tôi