moreson_header_logo
0
Vì sao Boss nhà bạn lại gãi ngứa liên tục? Giải pháp toàn diện cho bệnh nấm da ở Mèo

Vì sao Boss nhà bạn lại gãi ngứa liên tục? Giải pháp toàn diện cho bệnh nấm da ở Mèo

2024-10-26

Bệnh nấm là một trong những bệnh về da thường gặp ở Mèo. Loại nấm này có thể lây nhiễm vào da, lông và móng của Mèo.

Bệnh này thường xuất hiện quanh phần đầu, tai và đuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe của Mèo.

Hơn thế, nó có thể lây lan giữa Mèo, Chó và cả con người. Vì thế, cả 3 đều có nguy cơ bị lây nhiễm.

Bệnh nấm để lại hình dạng như đồng xu, nên còn được gọi là nấm đồng xu (nấm vảy tròn).

MỤC LỤC

1. Nấm ngoài da lây lan như thế nào?

2. Các nhóm Mèo dễ mắc bệnh nấm da

3. Triệu chứng bệnh nấm mèo

4. Mèo có bị nhiễm bệnh nấm nếu chỉ ở nhà và không ra đường không?

5. Sau khi khỏi bệnh nấm, liệu có khả năng bị tái nhiễm không?

6. Sau khi khỏi bệnh nấm, Mèo có thể mang mầm bệnh và truyền bệnh không?

7. Bệnh nấm ở Mèo có lây sang người không?

8. Phương pháp điều trị và phòng ngừa

9. Làm thế nào để kiểm tra bệnh nấm ở Mèo?

10. Làm thế nào để chủ nuôi chăm sóc dinh dưỡng hằng ngày cho Thú cưng?

11. Tài liệu tham khảo

Nấm ngoài da ở mèo trông như thế nào? - Moreson

Nấm ngoài da lây lan như thế nào?

1. Tiếp xúc trực tiếp

Khi Mèo bị nhiễm bệnh nấm tiếp xúc trực tiếp với Mèo khỏe mạnh, mầm bệnh có thể lây từ da, lông hoặc móng.

Hình thức tiếp xúc trực tiếp này bao gồm các cử chỉ tiếp xúc thân mật giữa các bé Mèo, như liếm, cắn, chơi đùa, hoặc chia sẻ vật dụng như lồng, bình nước, bát ăn, v.v. (Nguồn 1)

→ Nếu Mèo nhà bạn bị nhiễm bệnh nấm, bạn nên tránh để chúng tiếp xúc với những con Mèo khác. Đồng thời, cũng cần chú ý vệ sinh và khử trùng các đồ dùng chung để giảm nguy cơ lây lan.

2. Lây nhiễm từ môi trường

Nấm ở mèo có thể tồn tại ngoài môi trường lên đến 18 tháng. Nếu Mèo khỏe mạnh từng ở trong môi trường của Mèo bị nấm, thì mầm bệnh vẫn có thể lây sang.

Ví dụ: Các bề mặt như tường, sàn, đồ nội thất, đồ chơi trong phòng có thể bị nhiễm nấm. Khi các con Mèo khác vào, chúng có thể tiếp xúc với những vật dụng hoặc bề mặt đấy, từ đó cũng bị lây nhiễm.

Ngoài ra, nấm ở Mèo cũng có thể lây lan thông qua các hạt nhỏ trong không khí.

Do đó, trong những môi trường chật hẹp như nhà chứa nhiều chuồng nuôi hoặc động vật, nguy cơ lây lan nấm sẽ cao hơn. (Nguồn 2,3)

→ Để phòng ngừa lây nhiễm, cần phải thường xuyên vệ sinh và khử trùng môi trường xung quanh, bao gồm sàn, tường, đồ nội thất, đồ chơi và khay cát để đảm bảo chúng không bị nhiễm nấm.

Các nhóm Mèo dễ mắc bệnh nấm da

Bệnh nấm da thường gặp ở Mèo suy dinh dưỡng và có sức khỏe kém. Thực tế, nhiều bé Mèo vốn đã mang trong mình các bào tử nấm.

Tuy nhiên, khi da vẫn khỏe mạnh, nấm sẽ không thể phát triển. Chỉ khi sức đề kháng của da giảm sút, lúc ấy, bệnh nấm mới có thể bùng phát.

Đặc biệt, Mèo con sẽ rất dễ bị lây nhiễm nếu Mèo mẹ đã mắc bệnh. Và việc lây nhiễm này sẽ xảy ra trong quá trình Mèo mẹ cho con bú.

Triệu chứng bệnh nấm mèo

Triệu chứng phổ biến là các khu vực trên mặt, tai, chân, móng và phần thân của Mèo sẽ xuất hiện các vùng bị rụng lông với hình dạng không đồng đều.

Những vùng này sẽ sưng đỏ và viêm, xuất hiện vảy xám cùng các vết sẹo, từ đó, lông sẽ trở nên thô ráp hơn.

Đôi khi còn kèm có các triệu chứng kèm theo như mẩn ngứa (những đốm nhỏ nhô lên như hạt gạo), gãy lông, hay rụng lông từng mảng.

Nói chung, bệnh nấm ở Mèo không gây ra tình trạng ngứa trầm trọng. Nhưng vẫn sẽ khiến Mèo liên tục liếm vùng bị rụng lông và vì thế mà dần lây lan sang các vùng khác trên cơ thể.

Khi bệnh trở nặng hơn, Mèo sẽ gặp thêm các hiện tượng rụng lông ồ ạt, rụng lông toàn thân, đồng thời, vấn đề búi lông cũng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi lông bắt đầu mọc lại ở giữa vùng bị nấm, quanh đó vẫn có thể tiếp tục bị rụng lông. Nếu Mèo tiếp tục gãi, việc này có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát, khiến vùng bị tổn thương có thể sưng đỏ, loét, nặng hơn có thể là áp xe.

Bệnh nấm ở Mèo thường lây lan từ phần giữa ra các vùng xung quanh. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể chuyển thành bệnh mãn tính.

  1. Vùng trọc lông: Xuất hiện những vùng trọc lông rải rác trên cơ thể
  1. Ngứa ngáy: Gây ra tình trạng ngứa, khiến Mèo liên tục liếm và gãi
  1. Bệnh ngoài da: Xuất hiện những triệu chứng như đỏ tấy, sưng, vảy hoặc viêm
  1. Suy giảm hoạt động: Cảm thấy không thoải mái, suy sụp tinh thần hoặc chán ăn

Mèo có bị nhiễm bệnh nấm nếu chỉ ở nhà và không ra đường không?

Nếu Mèo của bạn sống trong nhà nhưng vẫn bị nhiễm bệnh, thì ngoài khả năng tiếp xúc trực tiếp và lây nhiễm từ môi trường, còn có khả năng đó là Mèo mang mầm bệnh trong người mà không có triệu chứng.

Thông thường, Mèo mang mầm bệnh có hệ miễn dịch có thể tự kháng cự sự phát triển và nhân lên của mầm bệnh. Do đó, có thể xảy ra trường hợp Mèo không có bất kỳ triệu chứng nào nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho các con Mèo khác và cho cả con người.

Vì vậy, ở những gia đình nuôi nhiều Mèo có thể tồn tại nguy cơ lây nhiễm cao. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của Mèo mang mầm bệnh giảm sút, vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng như rụng lông, da đỏ tấy, sưng, ngứa, v.v. Nhưng các triệu chứng này thường sẽ nhanh chóng biến mất và không gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của Mèo. (Nguồn 1,3)

Sau khi khỏi bệnh nấm, liệu có khả năng bị tái nhiễm không?

Thông thường, sau khi được điều trị, Mèo sẽ hoàn toàn khỏi bệnh và hệ thống miễn dịch của chúng sẽ phát triển khả năng miễn dịch với loại bệnh này.

Vì vậy, thường sẽ không có trường hợp bị nhiễm lại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu sức đề kháng của Mèo suy giảm, yếu đi hoặc bị tổn thương (ví dụ như Mèo bị các bệnh mãn tính khác hoặc suy dinh dưỡng trong thời gian dài) thì khả năng miễn dịch của chúng đối với bệnh nấm cũng có thể bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ tái nhiễm bệnh.

Nếu nghi ngờ Mèo bị tái nhiễm, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ thú y sớm để được kiểm tra và điều trị kịp thời. (Nguồn 3)

Sau khi khỏi bệnh nấm, Mèo có thể mang mầm bệnh và truyền bệnh không?

Khi Mèo bị nhiễm bệnh và nhận được phương pháp điều trị thích hợp, chúng sẽ được phục hồi về mặt sức khỏe. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ cách chống lại mầm bệnh và sản sinh ra kháng thể cũng như các tế bào miễn dịch.

Những kháng thể và tế bào miễn dịch này sẽ giúp chúng chống lại sự tái nhiễm, vì vậy, Mèo đã khỏi bệnh thường không lây lan sang những con Mèo khác.

Tuy nhiên, nếu Mèo đã khỏi bệnh tiếp xúc lại với Mèo bị nhiễm bệnh và môi trường có mầm bệnh, hệ thống miễn dịch của chúng có thể bị "thách thức" và khả năng tái nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngoài ra, nếu Mèo đã khỏi bệnh nhưng gặp tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài, mắc các bệnh khác (như tiểu đường, nhiễm vi rút bệnh Feline Leukemia, bệnh AIDS của Mèo và ung thư) hoặc do già yếu, tất cả những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và khiến bệnh nấm tái phát.

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Mèo bị nhiễm bệnh nấm là khi hệ miễn dịch suy giảm hoặc rào cản bảo vệ da bị ảnh hưởng do độ ẩm cao. (Nguồn 1)

Bệnh nấm ở Mèo có lây sang người không?

Người bị nhiễm bệnh nấm sẽ xuất hiện các triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, phát ban đỏ, bong vảy, mẩn đỏ, v.v.

Những người lớn khỏe mạnh thường có khả năng miễn dịch tốt nên thường sẽ khó bị lây nhiễm.

Tuy nhiên, đối với gia đình có trẻ em hay người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu, nếu xuất hiện các triệu chứng tương tự, hãy đi khám da liễu để được điều trị.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa

1. Cạo lông

Nên để bác sĩ thú y hỗ trợ việc cạo lông. Nhưng nếu chủ nuôi muốn tự xử lý, nên chọn nơi dễ lau chùi và khử trùng để thực hành.

Khi cạo lông, cần cẩn thận để không cạo đứt da, tránh để vi khuẩn lây lan. Tốt nhất nên tiêu hủy phần lông bị cạo và giặt sạch quần áo đã mặc để tránh nhiễm khuẩn.

  • Mèo lông ngắn: Chỉ cần cạo sạch lông trong phạm vi 6cm xung quanh vùng bị nhiễm nấm. Phạm vi này cần rộng hơn vùng nhiễm nấm một chút để thuốc bôi có thể ngăn ngừa sự lây lan
  • Mèo lông dài: Cần cạo sạch toàn thân. Thực hiện việc này mỗi tháng một lần

2. Điều trị tại chỗ

Kết hợp cạo lông và điều trị tại chỗ là phương pháp tối ưu nhất. Trước khi bôi thuốc, tốt nhất nên dùng xà phòng lưu huỳnh hoặc dung dịch vệ sinh lông chuyên dụng để rửa sạch vùng da bị nhiễm.

Sau đó tiến hành bôi thuốc 2 lần/tuần. Trước đó, hãy dùng que bông thấm cồn lau sạch vảy và vết cứng trên da, sau đó bôi thuốc kháng nấm bên ngoài, 2-3 lần/ngày.

Vùng bôi thuốc cần rộng khoảng 6cm xung quanh vùng nhiễm bệnh để thuốc có thể thẩm thấu trực tiếp vào vùng này

Sau khi bôi thuốc, nên bắt Mèo đeo vòng cổ chống liếm để chúng không thể liếm vùng da bị bệnh, bởi điều này không chỉ làm thuốc bôi trôi mất mà còn có khả năng gây hại cho chúng.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào kết quả nuôi cấy nấm. Cần tiếp tục điều trị cho đến khi xét nghiệm cho ra kết quả âm tính. Cần thực hiện xét nghiệm ít nhất 2 lần để đảm bảo an toàn.

3. Điều trị toàn thân

Sau 2-4 tuần điều trị tại chỗ, nếu vẫn không thấy sự cải thiện rõ rệt, bạn có thể chuyển sang điều trị bằng thuốc uống.

Tuy nhiên, nên lưu ý một số loại thuốc có thể gây hại với Mèo, đặc biệt là các giống Mèo Ba Tư, Himalayan, Siamese và Abyssinian.

Hơn nữa, điều trị toàn thân không thể ngay lập tức làm giảm sự lây truyền của tác nhân gây bệnh. Đây là một yếu tố quan trọng mà chủ nuôi phải cân nhắc.

Phương pháp này cần được tiếp tục cho đến khi nuôi cấy nấm cho kết quả âm tính, thường mất khoảng 4-20 tuần.

Sau khi được bác sĩ kiểm tra, bạn có thể cho chúng dùng kháng sinh, đồng thời sử dụng thuốc bôi kháng nấm và dung dịch vệ sinh vùng chuyên dụng.

Nếu Mèo đang cho con bú và cả mẹ lẫn con đều bị nấm, chỉ cần cho Mèo mẹ uống thuốc là được, vì thuốc sẽ được truyền qua sữa cho con.

4. Làm sạch cơ thể

Để vệ sinh cơ thể cho Mèo, bạn có thể sử dụng xà bông lưu huỳnh hoặc dung dịch dành riêng cho nấm da. Sau khi vệ sinh, có thể tiến hành tắm thuốc cho Mèo 2 lần/tuần.

Khi tắm thuốc, bọt nên được lưu lại trên cơ thể khoảng 5-10 phút. Một mặt để thuốc thấm sâu và mặt khác là để làm mềm vảy da. Khi đó, việc rửa sạch sẽ có thể loại bỏ cả vảy da và phần lông rụng.

Khăn lau cơ thể nên chọn loại dùng một lần để tránh lây nhiễm. Thậm chí, bạn có thể sử dụng khăn giấy, dùng xong một lần là bỏ.

Ngay cả khi ngừng điều trị thuốc, bạn vẫn có thể tiếp tục tắm thuốc cho Mèo 2-4 tuần/lần để đảm bảo bệnh hoàn toàn khỏi hẳn.

Tất nhiên, cách điều trị hoàn chỉnh nhất là sau khi kết thúc liệu trình, nên thực hiện nuôi cấy nấm để xác định không còn bào tử nấm, sau đó mới ngừng thuốc.

5. Vệ sinh và khử trùng môi trường

Đối với Mèo bị nấm da, việc giữ môi trường sạch sẽ là rất quan trọng. Bất kể là nơi chốn, đồ dùng, con người hoặc cả những vật nuôi khác mà Mèo thường tiếp xúc, đều cần được khử trùng và kiểm tra nuôi cấy nấm.

Đồng thời, đừng quên khử trùng để duy trì sự gọn gàng và thông thoáng cho môi trường sống của Thú cưng.

6. Bổ sung dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch

Mục đích chính của việc điều trị bệnh nấm da ở Mèo là duy trì sức đề kháng của chúng.

Khi đó, ngoài việc sử dụng thuốc, việc bổ sung dinh dưỡng cũng quan trọng không kém.

Trong thời gian này, bạn có thể tăng cường dinh dưỡng cho Mèo, ví dụ như bổ sung vitamin nhóm B, Omega-3, kẽm và Axit Amin cần thiết như Arginine để duy trì hệ miễn dịch.

Thời gian bổ sung dinh dưỡng có thể kéo dài 3-4 tháng hoặc nửa năm, và thậm chí khi nấm da đã khỏi, bạn cũng có thể tiếp tục bổ sung dưỡng chất để duy trì sức khỏe và tăng cường khả năng đề kháng cho Mèo. (Nguồn 4)

7. Điều trị bằng ánh sáng mặt trời

Nhiều người cho rằng tia UV trong ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt nấm. Điều này tuy đúng nhưng khi áp dụng cho Mèo thì cần phải cân nhắc kỹ.

Việc này đòi hỏi phải cần thời gian dài phơi nắng để tiêu diệt nấm. Khác với con người, Mèo lại rất ít tuyến mồ hôi, chỉ tản nhiệt qua phần niêm mạc miệng và lòng bàn chân.

Việc phơi nắng quá lâu có thể gây tình trạng say nắng hoặc cháy nắng, đặc biệt với Mèo lông thưa hoặc có bộ lông sáng màu.

Vì vậy, trong khung giờ từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi ánh nắng trở nên gay gắt nhất, chủ nuôi nên hạn chế cho Mèo ra ngoài.

Nếu trong nhà có cửa sổ, có thể để Mèo nghỉ ngơi và tắm nắng tại đó. Như vậy, Mèo vừa được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, lại vừa giữ được độ ẩm trong cơ thể.

Làm thế nào để kiểm tra bệnh nấm ở Mèo?

Trước hết, chúng ta cần biết rằng, sau khi bắt đầu điều trị nấm da ở Mèo, chỉ sau 4 ngày là có thể thấy vùng nhiễm bệnh mọc lông mới, và chậm nhất khoảng 10 ngày là có thể thấy rõ hiệu quả.

Tuy nhiên, để hoàn toàn khỏi bệnh thường mất khoảng 1-2 tháng. Bởi vì việc hồi phục này còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe nền của Mèo.

Đối với Mèo có sức khỏe tốt, thời gian hồi phục sẽ ngắn hơn. Ngược lại, với Mèo có sức khỏe yếu (ví dụ như Mèo già hay hệ miễn dịch suy giảm), thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, thậm chí có thể kéo dài hơn 2 tháng hoặc hơn thế.

Tuy nhiên, dù thế nào, việc điều trị cũng cần sự kiên trì và nhẫn nại. Tuyệt đối không được vì Mèo bị nấm da, rụng lông nhiều, trông xấu xí mà bỏ rơi chúng.

Nấm da hoàn toàn không phải là căn bệnh nguy hiểm. Nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của Mèo, vì vậy bạn cần phải kiên nhẫn!

Trong quá trình điều trị, cần phải chú ý để kịp thời phát hiện các vùng nấm da mới ở các bộ phận khác trên cơ thể Mèo.

→ Để kiểm tra, sau khi thoa thuốc, hãy dùng tay sờ nhẹ từ đầu đến đuôi, dọc theo phần lông của Mèo. Nếu cảm thấy có những nốt sần nhỏ nổi lên, hãy nhẹ nhàng vạch phần lông ra xem. Nếu phát hiện có vết bong da và xuất hiện các vảy nhỏ xung quanh, đó chính là những vùng nấm da mới mọc.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến móng vuốt của Mèo. Đừng bỏ qua các kẽ ngón chân, bởi nếu mèo thường gãi các vùng bị nấm, mầm bệnh sẽ dễ dàng lây sang móng vuốt, rồi từ đó lây lan sang các bộ phận khác.

Những vùng này cần được cạo lông và thoa thuốc ngay lập tức. Nếu để chúng phát triển thành những vùng lớn hơn thì việc điều trị sẽ vàng khó khăn. Nói chung, càng phát hiện sớm bao nhiêu, việc điều trị càng dễ dàng bấy nhiêu. (Nguồn 1)

Làm thế nào để chủ nuôi chăm sóc dinh dưỡng hằng ngày cho Thú cưng?

Trong ký ức của hầu hết mọi người, thức ăn mà con người ăn cũng được cho Chó Mèo ăn. Do thời đó, chúng ta không có nhiều sự lựa chọn về thức ăn hạt và thức ăn dinh dưỡng như hiện nay.

Khi số người nuôi Thú cưng ngày càng tăng, chúng dần trở thành những thành viên trong gia đình hay con cái trong nhà. Vì thế, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của chúng.

Và việc lựa chọn, cung cấp thức ăn phù hợp và an toàn cho Thú cưng đã trở thành một chủ đề phổ biến mà nhiều chủ nuôi phải đối mặt!

Tài liệu tham khảo

  • "Dermatophytosis in cats: ABCD guidelines on prevention and management" - Journal of feline medicine and surgery, 15(7), 598-604
  • "Ringworm in cats and dogs: New guidelines" - Revista iberoamericana de micología, 38(1), 1-2
  • "Dermatophytosis in dogs and cats - an update" - Tierärztliche Praxis. Ausgabe K, Kleintiere/Heimtiere, 47(4), 257-268
  • "Nutritional modification of inflammatory diseases" - Seminars in veterinary medicine and surgery, 12(3) , 212-22

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

moreson_footer_logo
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC RENHE
MST: 0315096425
ISO certficationsHACCP certficationsFSSC certfications

09 3333 0288

07 7828 8828

bo-cong-thuong-logo

Đăng ký email.

Nhận những kiến thức bổ ích và thú vị về Chó và Mèo từ Moreson.

Dành cho ChóDành cho MèoCẩm Nang Chó MèoTài khoản của tôi